Top 10 thực phẩm không nên bảo quản đông lạnh 

Bạn đang phân vân không biết nên bảo quản thực phẩm nào trong ngăn đá? Việc lựa chọn sai thực phẩm có thể dẫn đến nhiều hậu quả không mong muốn như mất chất dinh dưỡng, thay đổi cấu trúc và thậm chí gây hại cho sức khỏe. Bài viết này Co.op Online sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về những thực phẩm không nên bảo quản đông lạnh.

Điểm danh các thực phẩm không nên bảo quản đông lạnh

Trứng nguyên vỏ

Khi cho trứng nguyên vỏ vào ngăn đông, vỏ trứng có thể bị nứt do chất lỏng bên trong trứng giãn nở. Điều này khiến lòng trắng đông cứng lại và tạo ra áp lực lên vỏ trứng, làm vỏ bị nứt. Không chỉ khiến trứng bị hỏng, mà còn có thể gây ra mùi khó chịu trong tủ đông. Vì vậy, để bảo quản trứng trong ngăn đông hiệu quả, bạn nên tách vỏ, đánh đều trứng rồi cho vào hộp kín để bảo quản.

Trứng còn nguyên vỏ không nên bảo quản tủ lạnh 
Trứng còn nguyên vỏ không nên bảo quản tủ lạnh 

Bia và các loại đồ uống có ga

Các loại nước uống có ga và bia thuộc nhóm thực phẩm không nên bảo quản đông lạnh. Khi được đông lạnh, những loại đồ uống này có thể tạo ra áp suất bên trong cao, gây ra nguy cơ nổ. Tình huống này có thể dẫn đến những vấn đề an toàn nghiêm trọng và đã có nhiều vụ việc gây thương tích đáng tiếc do hành động này. Do đó, bạn nên tuyệt đối tránh việc đặt những loại đồ uống này vào ngăn đông hoặc tủ đông để bảo đảm an toàn.

Khoai tây 

Khoai tây có chứa nhiều nước, vì vậy nếu để chúng trong ngăn đá của tủ lạnh, dễ dẫn đến sự hình thành tinh thể băng và làm cho khoai trở nên nhũn khi rã đông. Để bảo quản khoai tây hiệu quả, bạn nên để chúng ở nơi khô ráo và thoáng mát. Do đó, không nên cho khoai tây vào ngăn đông, vì điều này có thể làm thay đổi cấu trúc dinh dưỡng của loại củ này.

Khoai tây nếu để chúng trong ngăn đá của tủ lạnh làm cho khoai trở nên nhũn khi rã đông
Khoai tây nếu để chúng trong ngăn đá của tủ lạnh làm cho khoai trở nên nhũn khi rã đông

Cà phê 

Cà phê là một loại thực phẩm không nên bảo quản đông lạnh. Lý do là vì cà phê rất nhạy cảm với mùi vị. Khi để cà phê cùng với các thực phẩm khác trong tủ lạnh, nó có thể hấp thụ mùi từ những thực phẩm đó, dẫn đến việc làm giảm hương vị đặc trưng của cà phê.

Ngoài ra, việc bảo quản cà phê trong ngăn đông tủ lạnh cũng không phải là lựa chọn tốt. Nhiệt độ thấp trong tủ đông có thể gây ra hiện tượng ngưng tụ, ảnh hưởng tiêu cực đến hương vị và chất lượng của cà phê.

Sốt Mayonnaise

Mayonnaise sau khi rã đông có thể bị tách nước, dẫn đến sự thay đổi về cấu trúc và chất lượng so với ban đầu. Do đó, sau khi sử dụng, bạn nên đóng chặt nắp hoặc buộc kín miệng túi và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Việc này sẽ giúp hương vị và chất lượng của mayonnaise được bảo tồn lâu hơn.

Không nên bảo quản sốt Mayonnaise trong tủ lạnh
Không nên bảo quản sốt Mayonnaise trong tủ lạnh

Tỏi 

Tỏi nếu bảo quản trong tủ lạnh sẽ dễ phát triển mầm, điều này cho thấy chất lượng và giá trị dinh dưỡng của nó đã giảm sút. Khi được đông lạnh, tỏi sẽ mất đi hương vị đặc trưng và trở nên đắng, có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa. Vì vậy, tỏi không nên được bảo quản trong cả ngăn đông và ngăn lạnh. Phương pháp tốt nhất là giữ tỏi ở nơi khô ráo, tối tăm, thông thoáng và ít ánh sáng để ngăn chặn sự nảy mầm.

Phô mai 

Khi đông lạnh, phô mai có thể bị thay đổi về cấu trúc và chất lượng. Phô mai cứng có thể trở nên xốp và dễ vỡ, trong khi phô mai mềm có nguy cơ làm mất đi độ mềm mịn vốn có. Để bảo quản phô mai một cách hiệu quả nhất, tốt nhất là nên để nó ở ngăn mát thay vì ngăn đông, giúp giữ được chất lượng ban đầu của sản phẩm.

Khi phô mai bị đông cứng có thể trở nên xốp và dễ vỡ
Khi phô mai bị đông cứng có thể trở nên xốp và dễ vỡ

Rau xanh và trái cây 

Bạn không nên cho bất kỳ loại trái cây hoặc rau sống nào vào tủ đông. Khi tiếp xúc với nhiệt độ cực thấp, nước trong thực phẩm tươi sẽ nhanh chóng chuyển hóa thành tinh thể đá. Khi thực phẩm được rã đông, trái cây và rau củ sẽ trở nên nhũn nà và ẩm ướt, không còn giữ được hương vị và giá trị dinh dưỡng như lúc ban đầu.

Sữa chua 

Nhiều người thường có thói quen đặt sữa chua vào ngăn đá để đông lại trước khi sử dụng hoặc để bảo quản lâu hơn. Tuy nhiên, khi sữa chua bị đông cứng trong tủ lạnh, nhiệt độ quá thấp có thể tiêu diệt một số vi khuẩn có lợi. Vì vậy, việc để sữa chua trong ngăn đông không được khuyến khích do không mang lại lợi ích cho sức khỏe. Thay vào đó, nên bảo quản sữa chua trong ngăn mát của tủ lạnh để đảm bảo giữ nguyên giá trị dinh dưỡng và các vi khuẩn có lợi cho cơ thể.

Sữa chua bị đông cứng trong tủ lạnh, nhiệt độ quá thấp có thể tiêu diệt một số vi khuẩn có lợi
Sữa chua bị đông cứng trong tủ lạnh, nhiệt độ quá thấp có thể tiêu diệt một số vi khuẩn có lợi

Thực phẩm đã rã đông 

Khi bạn lấy các loại thịt, xương hay cá từ tủ lạnh ra để chế biến nhưng không sử dụng hết, tuyệt đối không nên cho phần còn lại trở vào ngăn đông. 

Nguyên nhân chủ yếu là do thực phẩm sau khi đã rã đông sẽ thay đổi về cấu trúc và hương vị, khiến chúng không còn ngon như ban đầu. Đồng thời, việc này cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn từ môi trường bên ngoài và những vi khuẩn có sẵn trong thực phẩm phát triển mạnh mẽ hơn.

Tại sao không nên đông lạnh một số loại thực phẩm?

Thay đổi cấu trúc

Khi đông lạnh, nước trong thực phẩm sẽ hình thành các tinh thể băng. Các tinh thể băng này lớn lên và phá vỡ cấu trúc tế bào của thực phẩm, khiến chúng bị mềm nhũn, nát vụn sau khi rã đông. Điều này đặc biệt xảy ra với các loại rau củ có nhiều nước như dưa chuột, cà chua, salad. Một số loại thực phẩm có kết cấu đặc biệt như trứng, sữa, kem khi đông lạnh sẽ bị tách nước, thay đổi kết cấu và không còn giữ được độ sánh mịn ban đầu.

Mất đi hương vị và dinh dưỡng ban đầu 

Thực phẩm đông lạnh có thể giữ lại hầu hết chất dinh dưỡng nếu được bảo quản ở nhiệt độ dưới âm 20 độ C. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ tăng lên, nhiều chất dinh dưỡng sẽ bị mất đi hoặc giảm sút đáng kể. 

Khi lưu trữ các loại thực phẩm chứa chất béo không bão hòa và dễ bị tổn thương như thịt, cá, và gà, quá trình đông lạnh vẫn có thể khiến chất béo bị oxi hóa, mặc dù diễn ra với tốc độ chậm. 

Ngoài ra, trong môi trường đông lạnh có độ ẩm thấp hơn so với độ ẩm tự nhiên của thực phẩm, nên nước dễ dàng thoát ra, dẫn đến tình trạng thịt trở nên khô, dai và kém hấp dẫn hơn.

Nguy cơ nhiễm khuẩn 

Mặc dù đông lạnh có thể làm chậm quá trình phát triển của vi khuẩn, nhưng không tiêu diệt hoàn toàn chúng. Nếu thực phẩm không được bảo quản đúng cách hoặc đã bị nhiễm khuẩn trước khi đông lạnh, vi khuẩn vẫn có thể tiếp tục sinh sôi khi rã đông. Việc rã đông không đúng cách hoặc tái đông thực phẩm đã rã đông có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây ngộ độc thực phẩm.

Tóm lại, không phải tất cả thực phẩm đều thích hợp để bảo quản trong ngăn đá. Việc bảo quản đông lạnh sai cách có thể làm giảm chất lượng, hương vị và giá trị dinh dưỡng của thực phẩm. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những thực phẩm không nên bảo quản đông lạnh và có những lựa chọn đúng đắn khi bảo quản thực phẩm tại nhà.