Bao sái bàn thờ đúng cách, chuẩn phong thủy đón Tết may mắn và tài lộc

Tết đến xuân về, bên cạnh việc chuẩn bị đón Tết, việc bao sái bàn thờ cũng là một trong những công việc quan trọng không thể thiếu. Làm thế nào để bao sái bàn thờ đúng cách, mang lại may mắn, tài lộc cho gia đình? Hãy cùng Co.op Online khám phá những bí quyết bao sái đúng chuẩn phong thủy ngay trong bài viết này.

Bao sái bàn thờ là gì?

Bao sái là hành động lau dọn bát hương trên bàn thờ, một nghi thức quan trọng cần thực hiện trước khi năm cũ kết thúc và năm mới bắt đầu. Thông thường, sau khi hoàn thành lễ cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp, các gia đình dành thời gian để vệ sinh bàn thờ và bao sái bát hương.

Dưới đây là ý nghĩa của việc bao sái bàn thờ ngày Tết:

  • Biểu hiện lòng tôn kính với tổ tiên: Đây là cách thể hiện sự tri ân và tôn trọng của con cháu đối với ông bà, tổ tiên. Qua nghi thức này, chúng ta mong muốn nhận được sự bảo vệ và phù hộ từ các bậc tiền nhân.
  • Tạo không gian linh thiêng: Việc vệ sinh và lau dọn bàn thờ giúp loại bỏ bụi bẩn, từ đó tạo ra một không gian trang nghiêm, thanh tịnh để thực hiện các nghi lễ thờ cúng.
  • Loại bỏ vận xui, đón điều may mắn: Theo tín ngưỡng dân gian, bao sái bàn thờ giúp xua đuổi những điều không may mắn trong năm cũ và mở ra cơ hội đón nhận sự may mắn, thuận lợi trong năm mới.
  • Giữ gìn và truyền bá văn hóa truyền thống: Là một trong những phong tục đẹp trong văn hóa của người Việt, giúp bảo tồn và truyền dạy những giá trị văn hóa tốt đẹp cho thế hệ kế tiếp.
Bao sái là hành động lau dọn bát hương trên bàn thờ
Bao sái là hành động lau dọn bát hương trên bàn thờ

Hướng dẫn cách bao sái bàn thờ ngày Tết 

Chọn ngày bao sái bàn thờ

Theo truyền thống của người Việt, công việc lau dọn ban thờ và tỉa chân hương thường được thực hiện vào ngày 23 tháng Chạp, thời điểm chuẩn bị kết thúc năm cũ. Năm nay, ngày 23 tháng Chạp.

Khoảng thời gian lý tưởng để tiến hành tỉa chân nhang là từ 6h đến 11h và từ 13h đến 17h. Tuy nhiên, mỗi vùng miền có những phong tục khác nhau. Ở một số nơi, công việc lau dọn có thể được thực hiện vào các ngày lẻ trong tháng Chạp, ngoại trừ ngày 17 và ngày 29.

Công việc lau dọn ban thờ và tỉa chân hương thường được thực hiện vào ngày 23 tháng Chạp
Công việc lau dọn ban thờ và tỉa chân hương thường được thực hiện vào ngày 23 tháng Chạp

Chuẩn bị dụng cụ 

Để thực hiện việc bao sái cho bàn thờ, chúng ta cần chuẩn bị một số vật dụng sau đây:

  • Chậu sạch mới hoặc chậu chuyên dụng để chứa nước dùng trong việc bao sái ban thờ.
  • Khăn mới, sạch để lau chùi bàn thờ và các đồ thờ. Nên chuẩn bị một khăn dùng để lau ướt và một khăn khác để lau khô.
  • Chổi dùng để quét bàn thờ.
  • Hương và các đồ lễ để thắp hương.

Các bước bao sái bàn thờ đúng cách

Bước 1: Xin phép gia tiên 

Trước bàn thờ, thắp ba nén nhang và đọc bài văn khấn xin phép các thần linh, ông bà tổ tiên cho phép thực hiện nghi lễ bao sái bàn thờ.

Bước 2: Cách tỉa chân nhang cuối năm

Trước khi tiến hành bao sái, gia chủ cần tắm gội sạch sẽ, thay đồ dài trang nghiêm, mở tất cả các cửa trong nhà. Sau đó, cần thực hiện việc rút chân nhang một cách đúng đắn và lưu ý tránh một số điều kiêng kỵ để không gây ảnh hưởng đến sự thịnh vượng trong gia đình.

Bước 3: Thực hiện lau dọn và bao sái bàn thờ 

  • Gia chủ cần hạ từng món đồ thờ một cách nhẹ nhàng và cẩn trọng, tránh làm rơi hoặc hỏng bất kỳ món nào.
  • Khi lau dọn, bắt đầu từ việc làm sạch bài vị, sau đó là bát hương và cuối cùng mới đến các món đồ thờ khác, không nên làm ngược lại.
  • Khi lau bát hương, theo quan niệm dân gian, nên dùng một thìa nhỏ để xúc từng thìa tro ra ngoài rồi mới lau chùi bát hương sạch sẽ. Tránh việc cầm cả bát hương và đổ tro ra ngoài, vì điều này được cho là mang lại điều không may mắn.
  • Sử dụng khăn khô sạch để lau hết bụi bẩn và tro hương còn sót lại, rồi sau đó dùng khăn khác nhúng vào nước để lau bàn thờ đã chuẩn bị. Cuối cùng, lau lại bằng khăn khô sạch và để các món đồ thờ tự khô.
  • Trong lúc chờ các vật phẩm thờ cúng khô, gia chủ có thể lau bàn thờ để làm sạch sẽ.
  • Nếu có thể, gia chủ nên đọc kinh khi lau bát hương theo phương pháp pháp giới. Nếu không, nhớ đeo khẩu trang khi thực hiện bao sái.
  • Một điều quan trọng là cần lau bát hương trước khi làm sạch các vật phẩm khác trên bàn thờ.

Bước 5: Đặt mọi thứ vào vị trí cũ

  • Sau khi các vật dụng thờ cúng và bàn thờ đã khô, gia chủ tiến hành sắp xếp lại các đồ thờ cúng đúng vị trí ban đầu trên bàn thờ.
  • Các vật phẩm cúng tế như vàng mã, cành vàng lá ngọc, bùa chú… thuộc năm cũ cần được hạ xuống để chuẩn bị cho việc hóa.
  • Gia chủ thắp hương trên bàn thờ vừa được lau dọn, mời thần linh và tổ tiên về, thông báo đã hoàn tất công việc. Tuy nhiên, bước này không phải là yêu cầu bắt buộc đối với gia chủ.
Các bước bao sái bàn thờ đúng cách
Các bước bao sái bàn thờ đúng cách

Những kiêng kỵ và lưu ý khi bao sái bàn thờ ngày Tết

  • Khi thực hiện việc dọn dẹp bàn thờ, gia chủ cần chú ý không di chuyển bát hương, bài vị và tượng thờ. Những vật phẩm này mang ý nghĩa thiêng liêng, đóng vai trò kết nối giữa thế giới trần gian và cõi âm. Việc di chuyển chúng có thể làm gián đoạn mối liên hệ này.
  • Trong quá trình rút tỉa chân hương, hãy nhớ để lại một số lượng chân hương lẻ (3, 5, 7, 9…) để giữ sự cân bằng tâm linh. Những chân hương đã rút cần được gói trong giấy báo sạch, đem đốt và chôn dưới gốc cây lớn.
  • Nếu bát hương quá đầy tro, hãy dùng một chiếc thìa sạch để loại bỏ một phần tro dư.
  • Khi cần thay mới bát hương hay các vật phẩm thờ cúng, gia chủ nên thực hiện nghi thức hạ giải trước khi tiến hành thay thế.
  • Sau khi hoàn thành công việc dọn dẹp và tỉa chân hương, gia chủ nên thành tâm cầu khấn để mời các vị thần và tổ tiên quay về.
Những kiêng kỵ khi bao sái bàn thờ
Những kiêng kỵ khi bao sái bàn thờ

Câu hỏi thường gặp

Bao sái bàn thờ có cần làm lễ không?

Tùy theo phong tục mỗi gia đình, việc lau dọn bàn thờ có thể kèm theo lễ cúng. Trước khi bắt đầu, gia chủ thường chuẩn bị hoa tươi, trái cây và thắp hương khấn tổ tiên, thông báo về việc lau dọn bàn thờ. Nếu không chuẩn bị kịp, chỉ cần thắp hương thành kính rồi chờ hương cháy hết trước khi bắt đầu.

Bao sái bàn thờ trước hay sau cúng ông Táo?

Theo nhiều người Việt, việc lau dọn bàn thờ vào những ngày ông Táo về chầu trời (23 tháng Chạp đến 30 Tết) là hợp lý, vì lúc này bàn thờ không có ông Táo, tránh gây ảnh hưởng xấu. Tuy nhiên, từ góc nhìn phong thủy, bàn thờ là nơi linh thiêng, cần được lau dọn thường xuyên để duy trì sự sạch sẽ và trang nghiêm. Việc này có thể thực hiện bất cứ lúc nào trong năm, không nhất thiết phải vào dịp cúng ông Táo.

Bao sái bàn thờ bằng nước gì? 

  • Nước ấm: Dùng nước ấm trong chậu sạch để lau bài vị, bát nhang và đồ thờ. Nếu có thể, gia chủ nên sử dụng khăn riêng cho bài vị và bát nhang, khăn khác cho đồ thờ. Chậu và khăn lau cần được cất gọn, không sử dụng khăn rửa mặt hay chậu tắm trong quá trình dọn dẹp bàn thờ.
  • Nước rượu gừng: Thành phần rượu và gừng giúp sát khuẩn, làm sạch đồ thờ và mang lại hương thơm nhẹ nhàng, đồng thời loại bỏ bụi bẩn lâu ngày, làm mới không gian thờ cúng. Rượu gừng có thể được chuẩn bị một lần và sử dụng suốt cả năm để lau dọn bàn thờ khi cần.
  • Nước ngũ vị hương: Nước ngũ vị hương dùng để tẩy uế khác với ngũ vị hương trong nấu ăn. Nó bao gồm quế, hồi, đinh hương, gỗ vang và bạch đàn, còn được gọi là nước cầu an hay nước phú quý.

Việc bao sái bàn thờ không chỉ là một nghi lễ truyền thống mà còn là dịp để gia đình sum họp và bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên. Qua bài viết này, chúng tôi đã chia sẻ những thông tin chi tiết về cách bao sái đúng cách. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn thực hiện nghi lễ này một cách trang trọng và ý nghĩa