Phong tục Trung thu độc đáo của người Hoa tại TP.HCM

Tết Trung thu là một trong những lễ hội truyền thống quan trọng nhất của người Hoa chợ Lớn. Từ ngàn đời nay, người Hoa đã lưu truyền những phong tục độc đáo mỗi dịp này. Phong tục Trung thu của người Hoa tại TP.HCM là dịp để sum họp gia đình, tưởng nhớ tổ tiên và cầu mong những điều tốt đẹp cho nhau. Hãy cùng Co.op Online tìm hiểu văn hoá Trung thu của người Hoa chợ Lớn nhé!

Tết Trung Thu có ý nghĩa gì đối với người Hoa chợ Lớn?

Trung thu trong văn hóa của mỗi quốc gia có những đặc trưng khác nhau. Còn đối với người Hoa chợ Lớn, Tết Trung thu là Tết Đoàn viên, vì đây là dịp để các thành viên gia đình quây quần bên nhau, cùng ngắm trăng, phá cỗ. Ngoài tên gợi Tết Trung thu, người Hoa còn gọi dịp lễ đặc biệt này với nhiều tên gọi khác như Tết hoa đăng, Tết trông trăng, Tết thiếu nhi, lễ cúng trăng…

Những kỷ niệm thời thơ ấu và những khoảnh khắc sum họp, cùng với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau… đều là giá trị tinh thần vô cùng đáng quý mà lễ hội Trung thu mang đến cho người Hoa. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, để tận hưởng bầu không khí Trung thu trọn vẹn của người Hoa bạn có thể dạo quanh khu chợ Lớn hoặc quận 6, quận 5 ở TP.HCM.

Tết Trung Thu của người Hoa là dịp để mọi người trong gia đình sum họp
Tết Trung Thu của người Hoa là dịp để mọi người trong gia đình sum họp

Những hoạt động trong đêm Trung Thu của người Hoa chợ Lớn

Đối với người Hoa nói chung và người Hoa chợ Lớn nói riêng, Tết Trung thu được xem là lễ hội quan trọng thứ hai, sau Tết Nguyên Đán. Lễ cúng trăng hay còn gọi là Tết trăng là một truyền thống lâu đời gắn liền với các hoạt động đón Trung thu. Nét độc đáo ở chỗ mâm cúng trăng thể hiện ước vọng của con cháu đối với ông bà, cha mẹ, tổ tiên và ngược lại. Đốt đèn, cúng trăng, ăn bánh, uống trà… là những hoạt động truyền thống trong ngày Tết Trung thu của nhiều gia đình người Hoa đang sinh sống tại TPHCM vẫn duy trì đến ngày nay.

Bày mâm lễ cúng trăng

Phong tục cúng trăng của người Hoa đã tồn tại từ xưa. Trong nghi thức này, người dân đặt mâm cúng hướng về ánh trăng sáng, đốt ngọn nến đỏ lên cao, chủ nhà sẽ tiến hành các nghi thức cúng trăng để thể hiện lòng biết ơn, cầu nguyện cho mùa màng bội thu và sự đoàn kết gia đình.

Sở dĩ, người Hoa chọn các loại vật phẩm thường có hình tròn chủ đạo là vì “tròn” trong tiếng Hoa có nghĩa đồng âm với “đoàn”, nghĩa là mong cầu cả gia đình được đoàn viên sum họp bên nhau.

Tục cúng trăng bắt đầu từ khoảng 6 đến 8 giờ tối. Sau đó cả gia đình sẽ cùng quây quần cùng nhau ăn bánh, uống nước trà và ngắm trăng tròn.

Mâm cỗ cúng tết Trung Thu của người Hoa Chợ Lớn
Mâm cỗ cúng tết Trung Thu của người Hoa Chợ Lớn

Ý nghĩa của những món đồ trong mâm cúng trăng

Chuẩn bị cho Tết Trung thu không thể thiếu mâm cỗ để cúng Trăng. Khác với mâm cúng của người Việt, mâm cúng bao gồm những chiếc bánh Nguyệt tròn đầy biểu tượng cho mặt trăng, khoai môn và mâm ngũ quả rực rỡ, vịt quay, bát nước và nhành liễu… Đặc biệt, không thể thiếu bánh Trung thu truyền thống. Ngoài ra, một số gia đình còn cúng bánh Pía vào ngày này. Tất cả đều có màu sắc tươi sáng, hình dáng tròn trịa, lớn nhỏ khác nhau.

Bánh Nguyệt

Hình dáng tròn trịa của bánh nguyệt là hình tượng của trăng rằm thể hiện ước muốn cho sự sự hoàn hảo và trọn vẹn. Cúng trăng bằng bánh nguyệt là một cách để tôn vinh và cảm ơn mặt trăng, cầu mong một mùa vụ bội thu và cuộc sống an lành.

Bánh Nguyệt hay còn gọi là bánh Nguyệt nương
Bánh Nguyệt hay còn gọi là bánh Nguyệt nương

Bánh Trung thu

Bánh Trung thu tượng trưng cho sự đoàn viên, hạnh phúc gia đình và cầu chúc cho một cuộc sống viên mãn. Hình dáng tròn đầy của bánh còn mang ý nghĩa về sự hoàn thiện và trọn vẹn trong cuộc sống.

Bánh trung thu hộp cao cấp Như Ý Đoàn Viên 600G tại Co.op Online
Bánh trung thu hộp cao cấp Như Ý Đoàn Viên 600G tại Co.op Online

Bánh Pía

Ngoài bánh Trung thu truyền thống, bánh Pía cũng là một món quà không thể thiếu trong dịp tết Trung thu của người Hoa Chợ Lớn. Với lớp vỏ ngàn lớp, mỏng giòn và đậu xanh/khoai môn kèm trứng muối. Bánh pía đã trở thành một đặc sản được nhiều người yêu thích, góp phần làm phong phú thêm mâm cỗ Trung thu của cộng đồng người Hoa. Bánh Pía với hình tròn của bánh pía thể hiện sự hoàn hảo, viên mãn và sự tuần hoàn của cuộc sống.

Bánh Pía được ưa chuộng vào ngày Trung thu
Bánh Pía được ưa chuộng vào ngày Trung thu
Mâm ngũ quả và hoa cúng

Mâm trái cây cúng trăng thường có các loại trái cây như dưa hấu, bưởi, nho, táo, lựu… Những loại trái cây này mang ý nghĩa chúc phúc, thịnh vượng và may mắn. Ví dụ, bưởi tượng trưng cho sự viên mãn, lựu biểu trưng cho sự sung túc và sinh sôi.

Trái cây tươi ngon tại Co.op Online
Trái cây tươi ngon tại Co.op Online

Hoa cúng thường là các loài hoa có ý nghĩa tốt đẹp, như hoa cúc biểu trưng cho sự trường thọ và thanh cao, hoa cát tường tượng trưng cho sự may mắn và hạnh phúc.

Khoai môn

Theo người Hoa, khoai môn được phát âm giống như câu chúc may mắn sắp đến. Do đó, nhiều người tin rằng việc thưởng thức khoai môn vào dịp Trung thu không chỉ giúp xua đuổi những điều không may mà còn thu hút vận may và tài lộc.

Mua khoai môn tươi tại Co.op Online
Mua khoai môn tươi tại Co.op Online
Vịt quay

Ăn vịt trong dịp Tết Trung thu không chỉ được ưa chuộng vì là một món ngon mà còn gắn liền với một truyền thuyết cổ xưa. Người Hoa cúng vịt quay vì họ quan niệm rằng thịt vịt có tác dụng làm giảm lượng nhiệt trong cơ thể, đồng thời giúp duy trì sự cân bằng giữa âm và dương, cả trong cơ thể lẫn môi trường xung quanh.

Vịt quay cúng lễ Trung thu
Vịt quay cúng lễ Trung thu
Nhành cây trong bát nước

Nhành cây trong nước cúng tượng trưng cho nhành Liễu của Quan âm bồ tát. Sau khi cúng xong, mọi người sẽ uống hoặc rửa mặt để cầu cho bản thân được may mắn và bình an.

Phá cỗ Trung Thu

Khi mặt trăng rằm lên đến đỉnh cao, đất trời và tổ tiên đã đón nhận những tấm lòng chân thành của con cháu, cũng là lúc cả gia đình cùng tụ họp để thưởng thức mâm cỗ Trung thu.

Mặc dù gọi là “phá cỗ,” thực chất đây là khoảnh khắc người lớn chia bánh kẹo và hoa quả để mọi người cùng nhau nếm thử. Những chiếc bánh nướng và bánh dẻo sẽ được cắt nhỏ, bày ra bàn để cả gia đình cùng nhâm nhi và cảm nhận hương vị đặc trưng của dịp lễ sum vầy này.

Vào đêm trăng rằm, trong khi người lớn nhâm nhi trà, thưởng thức bánh và ngắm trăng trò chuyện, thì các em nhỏ vừa ăn kẹo bánh, vừa vui vẻ rước đèn lồng, đốt nến. Đây là thời điểm ý nghĩa, khi mọi người quây quần và cảm nhận không khí ấm áp của ngày Tết đoàn viên.

Rước đèn đêm Trung Thu
Rước đèn đêm Trung Thu

Rước đèn

Rước đèn là một trong những hoạt động không thể thiếu và thú vị nhất của người Hoa khi tổ chức Trung thu. Đây không chỉ là một trò chơi đơn thuần mà còn mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc, gắn liền với truyền thống của dân tộc. Đèn lồng rực rỡ tượng trưng cho ánh sáng xua tan bóng tối, mang đến niềm vui và hy vọng. Rước đèn là một hoạt động truyền thống đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ, giúp gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.

Múa lân, múa rồng

Mùa Trung thu về, khắp các con phố lại rộn ràng tiếng trống, tiếng chiêng cùng những điệu múa lân, múa rồng sôi động. Hình ảnh những chú lân oai phong, những con rồng uyển chuyển đã trở thành biểu tượng không thể thiếu trong đêm hội trăng rằm, mang đến niềm vui và may mắn cho mọi nhà. Ngoài ra, người Hoa còn cho răng múa lân, múa rồng còn giúp trừ tà.

Qua bài viết này, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về những nét đặc sắc trong phong tục Trung thu của người Hoa ở chợ Lớn. Gồm các hoạt động trong ngày tết Trung Thu từ việc rước đèn lồng, phá cỗ đến những câu chuyện truyền thuyết, tất cả đều tạo nên một bức tranh sinh động về một nền văn hóa lâu đời và đậm đà bản sắc.