Ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng âm lịch chính là thời điểm tuyệt vời để cầu tài lộc, may mắn cho cả năm mới. Nhưng bạn đã biết ngày vía thần tài nên cúng gì chưa? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nghi lễ truyền thống này, từ việc chọn lựa lễ vật phù hợp cho đến cách bày trí mâm cúng sao cho trang trọng và ý nghĩa nhất. Hãy cùng Co.op online tìm hiểu xem ngày thần tài nên cúng những gì nhé!

Ngày vía Thần Tài là ngày gì?
Ngày vía Thần Tài (hay còn gọi là ngày vía Ông Địa) là ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Đây là ngày được nhiều người dân Việt Nam xem là ngày lành, tốt để cầu tài lộc, may mắn và sự thịnh vượng cho cả năm. Theo quan niệm dân gian, đây là ngày các vị thần cai quản tiền bạc, của cải xuất hiện và ban phước lành cho những ai thành tâm cầu khấn. Vì vậy, việc chuẩn bị mâm cúng ngày vía Thần Tài được xem là một hoạt động quan trọng để thể hiện lòng thành kính và mong muốn được phù hộ.

Ngày vía thần tài nên cúng những gì?
Mùng 10 tháng Giêng âm lịch – ngày Vía Thần Tài – là dịp nhiều người bày tỏ lòng thành kính, cầu mong may mắn và tài lộc. Vậy trong ngày vía thần tài nên cúng những gì? Lễ vật cúng Vía Thần Tài có thể được chuẩn bị theo mâm cúng mặn hoặc mâm cúng chay.
Mâm cúng mặn:
Mâm cúng mặn thường bao gồm những món ăn ngon, đầy đủ, thể hiện sự sung túc. Một số lễ vật thường thấy bao gồm:
- Năm loại quả tượng trưng cho ngũ hành (có thể bao gồm dừa, chuối, cam, táo, bưởi…).
- Bộ tam sên: Tôm luộc (3 con) hoặc Cua luộc (1 con); Thịt lợn quay (một miếng đủ cả da, mỡ và nạc); Trứng vịt luộc (ba quả).
- Hoa tươi (thường là hoa cúc vàng).
- Gạo, muối, vàng mã, thuốc lá, rượu.
- Nến, hương, đèn cầy.

Mâm cúng chay:
Nếu gia đình ăn chay hoặc muốn cúng chay, bạn cũng hoàn toàn có thể làm mâm cúng chay mà vẫn giữ được ý nghĩa của mâm cúng vía Thần Tài. Mâm cúng gồm:
- Năm loại quả tương tự như mâm cúng mặn.
- Hoa tươi (hoa cúc vàng hoặc hoa vạn thọ).
- Bánh chay (bánh tét, bánh ít, bánh ngọt chay,…).
- Gạo, muối, vàng mã, thuốc lá, rượu.
- Nến, hương, đèn cầy.

Tùy theo vùng miền, mâm cúng Thần Tài lại có những nét đặc trưng riêng, thể hiện sự đa dạng trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt. Ở miền Nam, mâm cúng thường không thể thiếu món cá lóc nướng. Loài cá này được xem là biểu tượng của sự may mắn và tài lộc. Trong khi đó, ở miền Trung, đặc biệt là Huế, người ta thường dùng lưỡi heo hoặc mép bò trong mâm cúng ngày vía Thần Tài.
Hướng dẫn cách bày mâm cúng vía Thần Tài
Việc bày trí mâm cúng ngày Vía Thần Tài thể hiện sự tôn kính và mong muốn đón nhận những điều tốt lành. Vì vậy, việc bày mâm cúng vía Thần Tài cần đặc biệt chỉn chu và cẩn thận.
Trước hết, hãy chuẩn bị bàn thờ sạch sẽ, tươm tất. Sau đó, bạn có thể tham khảo cách bày trí sau đây:
- Đặt một hũ gạo, một hũ muối và ba chén nước đầy ở vị trí trung tâm, giữa bàn thờ Thần Tài và Ông Địa.
- Bài trí bát hương sao cho không bị xê dịch.
- Đặt lọ hoa tươi (thường là hoa cúc vàng) ở bên tay phải, đĩa ngũ quả ở bên tay trái của bàn thờ. Trầu cau phải đặt phía trước lọ hoa.
- Nếu bạn có tượng cóc thiềm thừ, hãy đặt nó ở phía bên trái, trước tượng Thần Tài.
- Chuẩn bị một tô sứ nông, đổ đầy nước sạch và thả vài cánh hoa lên mặt nước.
- Bày trí thêm những vật phẩm khác như vàng mã, tiền xu, tùy thuộc vào tín ngưỡng và điều kiện của mỗi gia đình.

Bài khấn cúng ngày vía Thần Tài
Bài văn khấn là phần quan trọng không thể thiếu trong nghi lễ cúng Thần Tài, thể hiện lòng thành kính của gia chủ. Dưới đây là một bài văn khấn tham khảo:
- Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương
- Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần
- Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân
- Con kính lạy Thần tài vị tiền
- Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này
- Tín chủ con là………………………………
- Ngụ tại………………………………
- Hôm nay là ngày 10 tháng Giêng năm…………
- Tín chủ thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài vị tiền.
- Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
- Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.
- Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
Hy vọng rằng, những gợi ý về lễ vật cúng và cách bày mâm cúng cũng như bài khấn cúng ngày vía Thần Tài trong bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về việc ngày vía thần tài nên cúng gì? Cho dù bạn chọn mâm cúng mặn hay chay, điều quan trọng nhất vẫn là sự thành tâm và lòng thành kính của bạn.