Giò thủ, một món ăn truyền thống đặc trưng của ngày Tết, mang đậm hương vị đặc biệt mà còn chứa đựng trong đó những giá trị văn hóa và phong tục lâu đời. Việc tự tay làm giò thủ tại nhà không chỉ giúp bạn thưởng thức món ăn thơm ngon, mà còn là cách để gìn giữ và phát huy những món ăn truyền thống của dân tộc. Cùng tìm hiểu cách làm giò thủ đơn giản nhưng đầy hấp dẫn ngay dưới đây!
Giò thủ là gì?
Giò thủ là một món ăn truyền thống của người Việt, đặc biệt phổ biến trong dịp Tết Nguyên Đán và các lễ hội. Món ăn này được làm từ tai heo, thịt heo và các nguyên liệu khác như mộc nhĩ, nấm hương, hạt tiêu và gia vị để tạo ra một món ăn thơm ngon, đậm đà.
Giò thủ có thể được làm dưới dạng chả giò hoặc nấu trong khuôn và khi ăn có độ giòn, dai, hòa quyện cùng các hương vị đặc trưng. Nó thường được dùng như một món ăn khai vị hoặc ăn kèm với cơm, bánh chưng, bánh tét trong dịp Tết
Nguyên liệu làm giò thủ
- Tai heo 500g.
- Lưỡi heo 500g.
- Thịt chân giò 300g.
- Nấm mèo 50g.
- Nấm hương 100g.
- Hành tím 2 củ.
- Lá chuối hoặc khuôn inox.
- Gia vị (hạt nêm, đường, bột ngọt, muối, tiêu, nước mắm).

Cách chế biến giò thủ
Món ăn này có sự kết hợp của tai heo, thịt heo và các gia vị đặc trưng, mang lại hương vị đậm đà, giòn ngon. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách chế biến giò xào:
Sơ chế nguyên liệu
- Nấm mèo, nấm hương ngâm nước khoảng 10-15 phút. Vớt ra rửa sạch và thái sợi nhỏ.
- Hành tím bỏ vỏ, rửa sạch. Sau đó, đập dập và băm nhuyễn.
- Tai heo, lưỡi heo, chân giò rửa với nước muối pha loãng, rửa sạch lại nhiều lần nước. Sau đó luộc sơ tất cả và cho vào nước luộc 1 muỗng giấm hoặc muối, khi nước sôi thì tắt bếp, vớt tất cả ra ngâm với nước lạnh để thịt không bị thâm.
Ướp thịt và xào
- Thái nhỏ tai heo, lưỡi heo, chân giò thành từng miếng nhỏ vừa ăn. Sau đó, ướp tất cả với 1 muỗng nước mắm, 1 muỗng hạt nêm, 1 muỗng tiêu, 1 muỗng hành tím băm, ½ muỗng đường. Trộn đều và để thịt nghỉ 30-45 phút cho thịt thấm đều.
- Cho vào chảo một ít dầu ăn và hành tím băm, đảo đều. Sau khi hành tím dậy mùi tiếp tục cho thịt vừa ướp lúc nảy vào xào đảo đều tay, nêm nếm lại sao cho hợp khẩu vị gia đình.
- Xáo hỗn hợp trong khoảng 5-10 phút cho thịt chín. Sau khi thịt chín, cho tiếp tục nấm mèo và nấm hương vào đảo trong khoảng 3-5 phút cho nắm thật chín thì tắt bếp.

Cách gói và ép giò
- Gói giò bằng lá chuối: Lá chuối rửa sạch, phơi khô (lá hơi mềm là được). Trải lá chuối ra, đổ phần thịt vừa xào vào giữa lá rồi cuộn lại sao cho phần thịt nằm trọn vào lá chuối. Có thể dùng dây lạt hoặc dây nilon để định hình giò.
- Gói giò bằng khuôn inox: Khuôn inox phải sạch và khô, trải nilon vào đáy khuôn. Sau đó, cho thịt vào và nhồi chặt tay.
- Sau khi gói xong, đợi thịt nguội hẳn và cất vào ngăn mát tủ lạnh 6-8 tiếng là có thể sử dụng được.
Cách bảo quản và những lưu ý khi làm giò thủ
Cách bảo quản giò thủ đúng cách
- Thời gian bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh thường là 3-5 ngày. Ngăn đông tủ lạnh thường được 1-2 tháng. Nếu bảo quản lâu hơn, giò thủ có thể bị thay đổi hương vị hoặc bị ôi thiu.
- Khi ăn lại giò thủ đã bảo quản trong tủ lạnh, bạn có thể hấp lại để giò thủ mềm và giữ được độ giòn. Nếu bảo quản trong ngăn đông, nhớ rã đông giò thủ trước khi hấp lại.
- Để giò thủ không bị khô hoặc mất đi độ giòn, bạn có thể bọc kín giò thủ trong túi nilon hoặc dùng hộp đựng thực phẩm có nắp đậy kín. Điều này sẽ giúp tránh tình trạng giò thủ bị khô, mất nước, hoặc bị lẫn mùi với các thực phẩm khác trong tủ lạnh.

Lưu ý khi làm giò thủ
- Sau khi giò thủ đã được làm chín, tránh để giò thủ tiếp xúc với không khí lâu vì điều này có thể khiến giò thủ bị khô hoặc mất độ giòn. Bọc kín giò thủ ngay khi giò nguội để bảo quản lâu dài.
- Nên gói giò lúc còn nóng để tăng độ kết dính, gói lá chuối phải thật chặt tay để sau khi thành phẩm giò đẹp mắt và không bị rời rạc.
- Nên chọn nguyên liệu sạch và tươi mới. Thịt heo nên là loại có phần mỡ và nạc đều để giò thủ có độ béo vừa phải và giòn ngon. Mộc nhĩ và nấm hương nên được ngâm và làm sạch kỹ để đảm bảo không có bụi bẩn hay tạp chất.
- Rửa sạch tai heo và các nguyên liệu khác để tránh bị mùi hôi và bẩn. Có thể dùng dấm và muối để khử mùi hôi của tai heo.
- Nên chắc chắn rằng thịt chín đều, không bị sống hoặc chưa chín đều.
Cách làm giò thủ với chế biến đơn giản này, bạn có thể tự tay làm món giò thủ thơm ngon, giòn dai, đầy đủ hương vị từ thịt heo, tai heo, nấm hương và gia vị. Hãy thử làm giò thủ theo công thức trên và thưởng thức món ăn này cùng gia đình, bạn bè để cảm nhận sự ấm áp, sum vầy trong những ngày đầu năm mới.